Thông tin và Những câu hỏi thường gặp về VOIP (Phần 1)

Thông tin và Những câu hỏi thường gặp về VOIP (Phần 1)

Trong 50 năm qua nhiều công ty đã và đang sử dụng những hệ thống PBX truyền thống vốn cần có những mạng lưới riêng biệt để truyền dẫn tiếng nói và dữ liệu. Nhưng với cuộc cách mạng đàm thoại VOIP(voice over IP) mới, các doanh nghiệp đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng các hệ thống VOIP PBX với lợi ích to lớn bằng việc kết hợp các mạng lưới thoại và dữ liệu.

VOIP, tên viết tắt bằng tiếng Anh của Voice over Internet Protocol (Thoại qua Giao thức Internet), về cơ bản là công nghệ truyền dẫn tiếng nói qua các mạng lưới hoạt động dựa trên giao thức IP. Được thiết kế ban đầu để phục vụ cho việc nối mạng dữ liệu, Giao thức Internet (IP) đã được ứng dụng vào việc nối mạng thoại sau khi chính thức được xem là chuẩn toàn cầu cho việc kết nối mạng dữ liệu.

Với hệ thống điện thoại VOIP, người dùng không bị giới hạn ở việc thực hiện và nhận cuộc gọi qua mạng IP, họ còn có thể sử dụng các đường dây điện thoại truyền thống để đảm bảo chất lượng cuộc gọi và khả năng kết nối cao hơn. Bằng việc sử dụng một cổng nối VOIP, các đường dây PSTN/điện thoại gọi đến có thể được chuyển đổi thành VOIP/SIP. Bằng cách này, cổng nối VOIP cho phép người dùng nhận và thực hiện cuộc gọi trên mạng điện thoại thông thường.

Các hệ thống VoIP PBX mang đến khả năng di động cho các nhân viên, khả năng linh hoạt khi doanh nghiệp mở rộng quy mộ hoạt động vì việc quản lý hệ thống này dễ hơn nhiều so với hệ thống PBX truyền thống, đồng thời cũng có thể giảm đáng kể chi phí quản lý hoạt động đàm thoại.

Những câu hỏi thường gặp về VoIP và nhiều thắc mắc khác đều được đề cập trong mục Những câu hỏi thường gặp về VOIP này.

1. Máy chủ STUN là gì ?

Máy chủ STUN (Simple Traversal of User Datagram Protocol [UDP] Through Network Address Translators [NATs]) cho phép các máy khách NAT (tức các máy tính nằm sau tường lửa) thiết lập cuộc gọi với máy cung cấp VOIP nằm ngoài mạng nội bộ.
Máy của STUN cho phép máy khách tìm ra địa chỉ công cộng của mình, loại NAT mà chúng đang đứng sau và cổng phía internet được NAT gắn liền với cổng nội bộ nào đó. Thông tin này được sử dụng để thiết lập giao tiếp UDP giữa máy khách và máy cung cấp VOIP và qua đó thiết lập cuộc gọi. Giao thức STUN được khai báo trong RFC 3489.
Máy chủ STUN được giao tiếp qua cổng UDP 3478, tuy nhiên máy chủ cũng sẽ gợi ý cho các máy khách thử kết nối với IP và số cổng khác (máy chủ STUN có hai địa chỉ IP). Chuẩn RFC quy định rằng cổng này và địa chỉ IP là tùy ý.

2. RTP - Real Time Transport Protocol là gì ?

RTP – từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian Thực) đặc tả một tiêu chuẩn định dạng gói tin dùng để truyền âm thanh và hình ảnh qua internet. Tiêu chuẩn này được khai báo trong RFC 1889. Nó được phát triển bởi nhóm Audio Video Transport Working và được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996.
RTP và RTCP liên kết rất chặt chẽ với nhau – RTP truyền dữ liệu thực trong khi RTCP được dùng để nhận thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ.

3. Hệ thống điện thoại PBX là gì ?

PBX là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Private Branch Exchange (Tổng đài Nhánh Riêng), là một mạng điện thoại riêng được sử dụng trong phạm vi một công ty. Những người sử dụng hệ thống điện thoại PBX dùng chung một số đường điện thoại ngoài để thực hiện các cuộc gọi ra bên ngoài.
Hệ thống PBX kết nối các điện thoại nội bộ trong một doanh nghiệp đồng thời cũng kết nối chúng vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Một trong những khuynh hướng mới nhất trong sự phát triển của hệ thống điện thoại PBX là VoIP PBX, hay còn được gọi là IP PBX, sử dụng Giao thức Internet để truyền dẫn các cuộc gọi.
Ngày nay có bốn tùy chọn về hệ thống điện thoại PBX khác nhau:

  • PBX
  • PBX Thuê/Ảo
  • IP PBX
  • IP PBX Thuê/Ảo

IP PBX là một giải pháp hệ thống điện thoại PBX chạy bằng phần mềm giúp thực hiện một số nhiệm vụ nhất định và cung cấp những dịch vụ mà khi sử dụng hệ thống PBX phần cứng truyền thống có thể khó thực hiện và tốn kém.

4. Điện thoại SIP là gì ?

Điện thoại SIP giống như Điện thoại VoIP hoặc điện thoại mềm. Đây là các điện thoại cho phép thực hiện các cuộc gọi bằng cách sử dụng công nghệ VoIP(giao thức truyền giọng nói qua Internet).
Có hai loại điện thoại SIP. Loại thứ nhất là điện thoại SIP chạy trên phần cứng giống như điện thoại để bàn nhưng có thể nhận và thực hiện các cuộc gọi qua internet thay vì hệ thống PSTN truyền thống.
Điện thoại SIP cũng có thể chạy trên phần mềm. Các tùy chọn này cho phép mọi máy tính được sử dụng như điện thoại qua tai nghe có micrô và/hoặc card âm thanh. Ngoài ra, cần phải kết nối băng thông rộng và kết nối với nhà cung cấp VOIP hoặc máy chủ SIP.

5. Tiếng nói qua IP (Voice over IP) là gì?

Tiếng nói qua IP hay còn gọi là Tiếng nói qua Giao thức Internet, hay còn có một cách gọi phổ biến hơn nữa làVoIP.
Nói đến công nghệ Tiếng nói qua IP là nói đến việc truyền dẫn tiếng nói qua các mạng lưới hoạt động dựa trên mạng internet. Ban đầu Giao thức Internet (Internet Protocol – IP) được thiết kế để nối mạng dữ liệu và sau khi vận hành thành công, giao thức đã được áp dụng vào việc nối mạng tiếng nói.
Công nghệ Tiếng nói qua IP (VoIP) có thể dễ dàng hỗ trợ các nhiệm vụ và đáp ứng các dịch vụ mà khi sử dụng hệ thống PSTN truyền thống có thể sẽ phức tạp hay tốn kém:

  • Nhiều cuộc điện thoại có thể được truyền dẫn trên cùng một đường dây điện thoại băng thông rộng. Theo cách này, công nghệ tiếng nói qua IP có thể hỗ trợ việc bố trí thêm các đường điện thoại cho các doanh nghiệp.
  • Môt số tính năng thường bị các công ty viễn thông thu thêm cước phí, ví dụ như chuyển tiếp cuộc gọi, hiển thị số người gọi đến hay tự động gọi lại, thì lại là những điều đơn giản đối với công nghệ tiếng nói qua IP.
  • Công nghệ truyền thông hợp nhất kết hợp chặt chẽ với công nghệ tiếng nói qua IP, vì nó cho phép tích hợp với những dịch vụ khác hiện có trên mạng internet ví dụ như đàm thoại hiển thị hình ảnh, nhắn tin, v.v.

Những lợi thế này và nhiều lợi thế khác mà công nghệ tiếng nói qua IP có thể mang đến, đang dẫn các doanh nghiệp chuyển sang dùng Hệ thống Điện thoại VoIP với một tốc độ chóng mặt.

Leave a Reply

* Name:
* E-mail: (Not Published)
   Website: (Site url withhttp://)
* Comment:
Type Code